back to top

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là gì?

Chắc hẳn rằng ai cũng đã ít nhất một lần nghe tới tổ chức Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thế nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu rõ đây là tổ chức gì, có vai trò như thế nào và hiện đang hoạt động rao sao? Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về Hội đồng Bảo an thì hãy cùng tham khảo bài viết sau!

Tìm hiểu về Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

1. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là gì?

Trong tiếng Anh tổ chức này được gọi là United Nations Security Council, viết tắt UNSC. Đây là một cơ quan quan trọng thuộc lĩnh vực chính trị và nằm trong hệ thống các cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ). Tổ chức UNSC được thành lập chính thức vào năm 1946 và đang có trụ sở chính đặt tại New York, Mỹ. 

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được thành lập với mục đích trở thành tổ chức đi đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Đồng thời, tổ chức cũng có vai trò khuyến nghị kết nạp các thành viên mới của Liên Hợp Quốc vào Đại hội đồng. Mặt khác, UNSC cũng có thể thông qua các thay đổi đối với Hiến chương Liên Hợp Quốc. Khi các nghị quyết phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc đã được UNSC thông qua thì bắt buộc tất cả các nước thành viên của LHQ phải có nghĩa vụ thi hành. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hội đồng Bảo an không phụ thuộc vào Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc. 

2. Hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Phải có sự nhất trí của cả 5 nước thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thì nghị quyết của UNSC mới được thông qua. Nếu có nghị quyết nào bị 1 nước thành viên thường trực bỏ phiếu chống thì không được thông qua và nói rằng nước đó đã phủ quyết.

Nghị quyết của UNSC phải có sự nhất trí của 5 thành viên thường trực

Các nghị định được thông qua sẽ do Lực lượng gìn giữ Hòa bình của Liên Hợp Quốc cùng với lực lượng quân sự của các quốc gia thành viên tự nguyện cung cấp thực thi. Nguồn kinh phí để hỗ trợ thực thi các nghị định này được tài trợ độc lập với ngân sách chính của Liên Hợp Quốc. 

3. Các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Ngoài 5 thành viên thường trực là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc thì Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc còn có các thành viên không thường trực do các nước luân phiên đảm nhiệm dựa trên kết quả bầu cử tại Đại hội đồng. Ban đầu UNSC chỉ có 6 thành viên không thường trực nhưng sau đó đã tăng lên 10 thành viên với định mức cho mỗi khu vực như sau: 

  • 2 ghế cho châu Phi
  • 2 ghế cho châu Á
  • 2 ghế cho châu Mỹ
  • 2 ghế cho Tây Âu
  • 1 ghế cho Đông Âu
  • 1 ghế luân phiên cho châu Phi và châu Á

Theo quy định của UNSC thì các nước thành viên luân phiên sẽ được chia thành 2 nhóm với nhiệm kỳ 2 năm xen kẽ nhau. Có nghĩa là mỗi năm sẽ có 5 thành viên cũ đi để nhường chỗ cho 5 thành viên mới vào.

Hiện UNSC cũng đang có kế hoạch cải tổ để tăng số thành viên thường trực lên thêm 5 quốc gia nữa. Các ứng cử viên sáng giá có thể trở thành thành viên thường trực của tổ chức này là Đức, Nhật Bản, Brasil, Ấn Độ cùng một quốc gia khác tới từ châu Phi. 

4. Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Vai trò của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được nêu rõ trong chương VI của Hiến chương, đó là: “Giải quyết các tranh chấp vì mục đích hòa bình” “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp”. Bên cạnh đó, UNSC cũng “có thể điều tra bất cứ vụ tranh chấp nào, hoặc bất cứ tình huống nào có thể dẫn đến sự xung đột quốc tế hoặc khơi mào một cuộc tranh chấp” hay “đề xuất những thủ tục hoặc phương pháp điều chỉnh” trong trường hợp nhận thấy có thể xuất hiện tình huống gây ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh quốc tế. Và các đề xuất do UNSC đưa ra có tính ràng buộc đối với mọi thành viên của LHQ.

UNSC đóng vai trò quan trọng trong vấn đề duy trì an ninh, hòa bình

Còn ở chuong VII có đề cập rằng Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc được quyền đưa ra lựa chọn các biện pháp cần thiết đối với những tình huống “đe dọa hòa bình, xâm phạm hoà bình hoặc tiến hành xâm lấn”. Khi xuất hiện những tình huống này, UNSC sẽ không chịu bất kỳ giới hạn nào trong việc đưa ra các đề xuất và có quyền hành động, kể cả sử dụng lực lượng vũ trang để thực hiện duy trì hay phục hồi hòa bình, an ninh quốc tế.

Đối với nền an ninh chung của quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng đã quy định rõ quyền lực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đó là: 

  • Được quyền điều tra mọi tình huống gây đe dọa tới an ninh, hòa bình quốc tế
  • Đề xuất các thủ tục để giải quyết những vấn đề tranh chấp một cách hòa bình
  • Kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn quan hệ kinh tế và các tiếp xúc về bưu chính, viễn thông, hàng hải, hàng không hay cắt đứt quan hệ ngoại giao
  • Nếu cần thiết có thể thi hành nghị quyết của Hội đồng Bảo an bằng biện pháp quân sự

5. Các quyền lợi của thành viên không thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc

Một quốc gia có thể là thành viên của Liên Hợp Quốc nhưng không phải là thành viên của Hội đồng Bảo an. Trong trường hợp Hội đồng Bảo an xét thấy có liên quan tới quyền lợi của quốc gia đó thì quốc gia đó vẫn có quyền được tham gia vào các cuộc thảo luận của Hội đồng. Tuy nhiên, gần đây, quy định về quyền lợi đối với thành viên không thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thoáng hơn. Dù không phải là thành viên của Hội đồng Bảo an nhưng nhiều quốc gia vẫn thường xuyên được mời tham dự các cuộc họp khi Hội đồng xét thấy có liên quan.

Trên đây là thông tin về Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dành cho những ai đang quan tâm tới tổ chức này. Hiện Việt Nam cũng là một quốc gia thành viên của Hội đồng Bảo an và có những đóng góp quan trọng cho tổ chức.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here